Võ cổ truyền Việt Nam phát triển rộng khắp từ Bắc đến Nam, nhiều bậc thầy trong quá khứ đã dày công dạy dỗ, dìu dắt các thế hệ học trò, để lại cho hôm nay một hiện tại tươi sáng. Người thầy có công sáng lập môn phái Võ cổ truyền phát triển trên 90 năm nay ở đất Hà Thành là võ sư Nguyễn Nguyên Tộ.
Võ sư Nguyễn Nguyên Tộ gắn liền với tên gọi của môn phái Nam Hồng Sơn. Võ sư Nguyễn Nguyên Tộ, biệt danh Sáu Tộ, sinh năm 1895 tại làng Văn Hội, xã Bạch Đằng, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội, là con thứ sáu trong một gia đình thương gia. Ông bắt đầu tập võ Thiếu Lâm Nam Phái, rồi tìm đến tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam với các danh sư Ba Cát, Cử Tốn, Hàn Bái, sau kết anh em: Ba Cát (anh cả), Cử Tốn (anh hai), Hàn Bái (anh ba), Sáu Tộ (em út thứ tư).
Các thầy đã truyền dạy cho nhau những tinh hoa võ học. Sau thời gian dài tập luyện, nghiên cứu, tổng hợp, năm 1920 võ sư Nguyễn Nguyên Tộ chính thức tuyên hiệu cho môn phái võ của mình là Nam Hồng Sơn, lớp võ đầu tiên được gỉang dạy tại làng Thể Giao, nay thuộc công viên Thống Nhất. Theo sự giải thích của môn phái: Nam Hồng Sơn có nghĩa là sự kết hợp giữa hai dòng võ Việt Nam và Thiếu Lâm Hồng Gia mang dáng dấp uy nghi như một ngọn núi (Nam: Việt Nam - Hồng: Thiếu Lâm Hồng Gia - Sơn: bề thế như một ngọn núi hùng vĩ).
Năm 1960 đến 1962, tuy tuổi đã cao nhưng võ sư Nguyễn Nguyên Tộ vẫn còn giảng dạy lớp võ thuật do Bộ giáo dục triệu tập chung cho toàn miền Bắc, các giáo viên về tham dự tại trường Sư phạm Hà Nội hơn 300 người. Năm 1984 võ sư Nguyễn Nguyên Tộ qua đời. Trước khi mất, di huấn lại cho con trai cả là võ sư Nguyễn Văn Tỵ, trưởng môn kế thừa môn phái. Theo hoàn cảnh xã hội thăng trầm, sau một thời bị gián đoạn, môn phái Nam Hồng Sơn tiếp tục phát triển trở lại trên địa bàn Hà Nội, Hà Tây bằng cả chương trình Thiếu Lâm và Võ cổ truyền Việt Nam, kết hợp quyền thuật, binh khí, nội ngoại công phu.
Võ sư Nguyễn Văn Tỵ, sinh năm 1937, một người tài hoa, là võ sư, nghệ sĩ guitare và nhạc sĩ, khôi phục phong trào võ cổ truyền thủ đô, kế thừa di huấn của võ sư Nguyễn Nguyên Tộ đưa võ cổ truyền đến với hàng vạn thanh niên Hà Nội, Hà Tây, nay phát triển ra các nước trên thế giới. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Võ thuật Hà Nội tích cực giúp đỡ tất cả các môn phái võ thuật, tạo điều kiện qua những giải đấu, liên hoan võ thuật, biểu diễn, tham gia các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, từ đó phong trào dần khởi sắc.
Nam Hồng Sơn có giáo trình huấn luyện và bài bản riêng của môn phái, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, trung thành với sở học của cha ông, tiêu biểu như Căn bản công, Khởi đầu quyền, Tứ lộ đoản quyền, Thảo mã quyền, Long hổ quyền, Ngũ hành quyền, Phượng vũ quyền, La Hán quyền, Nam Hồng quyền, Mai hoa quyền, Quý Châu quyền, Tứ Xuyên quyền, Mai hoa Hồ Nam, Lão mai quyền thảo, Liên hoa quyền, Hồng côn, tề mi côn, Quý Châu kiếm, Liên hoa độc kiếm, Liên hoa song kiếm… và học các bài võ quy định Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam như Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao, Thái sơn côn, Lão mai quyền, Ngọc trản quyền, Huỳnh long độc kiếm, Siêu xung thiên, Bát quái côn, Độc lư thương…, kết hợp cả nội công, khí công.
Theo tài liệu của môn phái, hiện nay tại Hà Nội có nhiều võ đường Nam Hồng Sơn, trong đó nổi bật là võ đường Quán Thánh và Ngọc Lâm cùng nhiều phân đường của các võ sư nổi tiếng của môn phái nói riêng và của Hà Nội nói chung, nhiều võ sư Nam Hồng Sơn từng đặt nền móng giúp cho các môn võ khác, đặc biệt là Pencak Silat, Wushu đạt thành tích tại đấu trường khu vực, thế giới. Các phân đường cụ thể như: Phân đường Văn Sử, Phân đường Huy Đông, Phân đường Khắc Trịnh, Phân đường Thanh Lê, Phân đường Đăng Văn, Phân đường Ngọc Lâm, Phân đường Khánh Hải, Phân đường Minh Khoa, Phân đường Quốc Trung, Phân đường Xuân Giao... Ở nước ngoài cũng có một số võ đường tại Berlin, Đức và các trang thông tin điện tử (website) bằng tiếng Việt.
Hội Võ thuật Hà Nội thống kê hiện có 10 môn phái, 14 võ phái, 24 võ đường, câu lạc bộ. Đây là một con số lớn so với các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó Nam Hồng Sơn của võ sư Nguyễn Nguyên Tộ, và võ sư truyền nhân trưởng môn Nguyễn Văn Tỵ là môn phái lớn trong 10 môn phái tại Hà Nội. Điều ghi nhận từ Nam Hồng Sơn là ngoài tài năng võ thuật người học võ còn phải có đạo đức: Kính thầy trọng đạo, anh em phải tương thân, xem đồng môn như cốt nhục… Những điều nghe như đơn giản nhưng thực hiện được cũng cần đến tinh thần giác ngộ, tự thắng chính mình.
*Võ sư Trương Văn Bảo Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam
môn phái, hôm nay, thương gia, anh em, tinh hoa, gia mang, uy nghi, thanh niên, liên hoan, tham gia, mai hoa, xuân giao, thông tin, tương thân, nghe như
Lịch sử môn phái. Võ sư chưởng môn Phạm Văn Bằng Võ sư Phạm Văn Bằng sinh tại Thành phố Hải Phòng. Năm 1965 Anh đi sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc học nghề góm sứ. Nhờ có cơ duyên may mắn, anh gặp được lão tiền bối là người thầy đang dạy ở một võ đường thuộc môn phái...
Ý kiến bạn đọc