21 năm qua, những Võ sư cao niên ngày ấy, hầu hết đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, còn lại với con cháu và hậu duệ Võ thuật cổ truyền hôm nay có Lão võ sư Xuân Bình, Lão võ sư Tân Tạo và rải rác trên khắp đất nước một vài Lão võ sư khác. Cuộc sống như dòng thác chảy, chắc chẳng mấy ai được tịnh tâm mà nhớ đến những người Thầy một thời đã chung tay cống hiến công sức cùng lòng nhiệt thành để xây dựng nền Võ học cổ truyền Việt Nam.
Ra quân lần đầu, khí thế của Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc hừng hực, nhiều tâm huyết, nhiều ước mong, hoài bão và với Lão võ sư Xuân Bình là “ước nguyện Võ cổ truyền Việt Nam sớm thống nhất trở thành Quốc võ”. Lão võ sư Xuân Bình, 97 tuổi Dương lịch, 98 tuổi Âm lịch, còn đây, ước nguyện hôm nào vẫn còn đó.
Theo thông tin từ gia đình, Lão võ sư Xuân Bình tên thật là Nguyễn Xuân Bình, sinh ngày 10 tháng 8 năm 1917 tại thôn Phú Hậu, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Hiện nay thường trú tại 126 Đường Nguyễn Tất Thành, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. Điện thoại 0500.3871208. Vốn dòng dõi truyền thống võ thuật nhưng thời niên thiếu bất hạnh, cha mẹ qua đời sớm, Lão võ sư Xuân Bình và em gái phải nương nhờ ông ngoại, lúc bấy giờ là Phó Kinh. Năm 14 tuổi ông bắt đầu tập Võ Thiếu Lâm cùng ngoại, 18 tuổi tập Võ Kinh (Võ của Triều đình Việt Nam) với Thầy Cửu Xưa, tập Võ Tây Sơn Bình Định cùng thầy Đoàn Phong (danh sư đất Bình Định), học Thiếu Lâm Bắc Phái cùng thầy Bảo Hiếu (người Trung Quốc sang ngụ tại xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) trong điều kiện khó khăn, vừa phải làm ruộng vừa tập luyện võ thuật.
Để không hoài công luyện tập, năm 1943, Lão võ sư Xuân Bình bắt đầu dạy võ, bước đầu huấn luyện cho các thanh niên trong vùng, sau đó phát triển rộng ra thành các Võ đường khắp nơi như tại Nha Trang (1949), Phan Rang (1950), Buôn Mê Thuột (1957), trở lại Nha Trang (1960), Sài Gòn (1964), Biên Hoà (1965). Quá trình đó Lão võ sư Xuân Bình đã đào tạo nhiều võ sĩ lừng danh như Xuân Thanh, Xuân Phước, Xuân Hùng, Xuân Thịnh, Xuân Nghĩa, Xuân Liễu, Xuân Thơm, Xuân Thuý… Các võ sĩ Tây Sơn Võ thuật đạo thượng đài thường sử dụng chỏ lật (phượng dực hoành phong), gối “độc tiêu”, đá tống ngang (bàng long cước) một thời ngang dọc trên các võ đài trong nước và quốc tế…
Bản thân Lão võ sư Xuân Bình cũng từng thượng đài so găng Võ tự do và Quyền Anh cùng những bậc thầy thời danh như hoà điểm với Huỳnh Tiền tại Phan Rang (1952), thắng Châu Long ở Hoài Nhơn, Bình Định (1956), thắng Cao Thành Sang ở Ninh Hoà (1967), thắng Trọng Đãi (biệt danh Gấu đen Miền Trung) ở Ninh Hoà (1969). Năm 1971 Lão võ sư Xuân Bình được cử làm Phó đoàn võ sĩ Việt Nam tham gia võ đài quốc tế tại Khu liên hợp Thể thao Olympic thủ đô Phnom Penh, Cam Bốt, trong đó các võ sĩ của ông là Xuân Thịnh, Xuân Thơm đã toàn thắng.
Lão võ sư Xuân Bình gia nhập Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam năm 1960. Đến năm 1969, ông và các võ sư tâm huyết cùng thời là Mai Văn Phát (1917 - 1997), Đặng Văn Anh (1921 - 1998), Lê Văn Kiển (1914 - 2003), Từ Thiện Hồ Văn Lành (1914 - 2005) Trần Xil, Quách Văn Phước, Giáo sư Đặng Quang Lương…thành lập Tổng hội Võ học Việt Nam tại Sài Gòn và được bầu giữ chức Phó chủ tịch Tổng hội. Đây là một tổ chức phi chính phủ, không vụ lợi nhằm nghiên cứu, sưu tầm, tổng hợp những tinh hoa mục đích thống nhất nền võ học Việt Nam. Những bài võ đầu tiên được giới thiệu vào chương trình thống nhất của Tổng hội là bài Đồng nhi quyền, Tấn nhất côn, Thập bát liên châu quyền pháp.
Năm 1964 tại Biên Hoà, Lão võ sư Xuân Bình sáng lập Môn phái Bắc phái Tây Sơn Xuân Bình Võ thuật đạo, chủ trương tập luyện võ thuật để rèn luyện thể dục, đức dục, trí dục cùng những kỹ thuật Võ cổ truyền mà bản thân ông thụ đắc, tổng hợp. Ý tưởng của Lão võ sư Xuân Bình về Võ thuật cổ truyền là: Thủ pháp là bài toán cộng; Bộ pháp là bài toán trừ; Cước pháp là bài toán nhân và Quyền pháp là bài toán đố. Các bài quyền nổi tiếng của môn phái, tiêu biểu là Đồng nhi quyền, Tứ trụ long môn, Miêu tẩy diện, Ngũ hổ bình Tây, cùng nhiều bài binh khí, quyền thuật nổi tiếng của Miền đất võ Bình Định.
Sau năm 1975 Lão võ sư Xuân Bình và gia đình định cư tại Buôn Hồ, Đăk Lăk. Năm 1979 ông tiếp tục sự nghiệp đào tạo nhân tố Võ thuật cổ truyền. Môn phái khẳng định tài năng bằng tên tuổi của các võ sĩ Võ cổ truyền, Quyền Anh tại các giải toàn quốc như Xuân Anh Sơn, Xuân Anh Vũ, Xuân Đoàn, Xuân Dũng, Xuân Thắm. Trong bốn người con trai của Lão võ sư Xuân Bình, có Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Xuân Hà là Võ sư Quốc gia cấp 18/18 Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đang kế thừa truyền thống võ học của môn phái. Lão võ sư Xuân Bình chọn ngày Mùng 5 tháng Giêng là ngày thành lập Môn phái cũng là ý nghĩa kỷ niệm Chiến thắng Đống Đa, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
Nhiều học trò của Lão võ sư Xuân Bình đang phát triển Môn phái Bắc phái Tây Sơn Xuân Bình Võ thuật đạo tại các tỉnh An Giang, Bình Dương, Bình Định, Bình Thuận, Đăk Lăk, Đồng Nai, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh. Trong số này nổi tiếng và thành công là nữ võ sư Xuân Liễu (An Giang) đã đào tạo nhiều võ sĩ, đặc biệt là nữ, thi đấu đạt thành tích cao trong nước và quốc tế, không chỉ Võ thuật cổ truyền mà còn các môn võ quốc tế khác như Pencak Silat, Kickboxing, Muay, Wushu (Shanshou). Tập sách Võ thuật Bắc phái Tây Sơn của Lão võ sư Xuân Bình và Võ sư Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng phòng tập Xuân Tiên, thành phố Biên Hoà được Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé tái bản năm 1988.
Trước năm 1975, giới võ tôn vinh các Võ sư Hàn Bái, Ba Cát, Bảy Mùa là “Tam nhật” (Ba mặt trời), các Võ sư Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế, Vũ Bá Oai là “Tam nguyệt” (Ba mặt trăng) và các Võ sư Xuân Bình, Trần Xil, Hồ Văn Lành, Lý Huỳnh là “Tứ tú” (Bốn ngôi sao).
xuân bình, tây sơn, ra đi, hôm nay, sư tân, thông tin, thanh niên, như xuân, thanh xuân, tham gia, tinh hoa, anh sơn, xuân sơn, quang trung, an giang, tây ninh
Con người luôn phải đứng trước những lựa chọn và người thành công là người biết lựa chọn đúng. Với tiêu chí http://dangkyhocvo.com/ giúp bạn đạt được thành công hay thành đạt luôn đồng hành cùng thành công của bạn. Việc xây dựng http://dangkyhocvo.com/ Chúng tôi mong muốn đem...
Ý kiến bạn đọc